Biên chế là gì? 7 Điểm khác biệt giữa biên chế và hợp đồng

 

Mặc dù than phiền chế độ lương và phụ cấp “không đủ sống” nhưng được vào biên chế là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người. Vậy thì cụ thể biên chế là gì? Nếu bạn thắc mắc thì cùng Grabviec.vn tìm hiểu nhé!

 

biên chế là gì

Bạn có thể giải thích cụ thể biên chế là gì?

► Biên chế là gì?

 

Biên chế là người làm việc chính thức trong các cơ quan – đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước, hưởng chế độ lương và phụ cấp theo quy định từ nguồn ngân sách. Đây là thuật ngữ được dùng chủ yếu trong các cơ quan Quản lý Nhà nước.


► So sánh điểm khác biệt giữa biên chế và hợp đồng

 

Hiện nay, trong các cơ quan Nhà nước có 2 dạng nhân sự là lao động làm việc theo biên chế và lao động làm việc theo hợp đồng. Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa hình thức làm việc theo biên chế và hợp đồng:

 

Tiêu chí

Biên chế

Hợp đồng

Bản chất

 • Là nhân viên chính thức

 • Mang tính chất không chính thức

Hình thức tuyển dụng

 • Tham gia thi công chức, viên chức tại một cơ quan nào đó – nếu đậu theo xếp hạng chỉ tiêu thì được tuyển dụng vào làm việc theo biên chế.

 • Tuyển dụng theo bằng cấp, năng lực – đáp ứng yêu cầu vị trí tuyển dụng của cơ quan cần tuyển lao động hợp đồng.

Mục đích tuyển dụng

 • Phụ trách một công việc cụ thể theo chuyên môn

 • Làm tạm thời một hoặc vài vị trí để giải quyết công việc tồn đọng hoặc công việc đang chờ được cấp biên chế.

Thời gian làm việc

 • Làm việc lâu dài

 • Làm việc theo hợp đồng ngắn hạn (hợp đồng thời vụ/ hợp đồng khoán việc/ hợp đồng xác định thời hạn) hoặc hợp đồng dài hạn.

Chế độ được hưởng

 • Hưởng đầy đủ chế độ theo biên chế nhà nước.

 • Chỉ hưởng các chế độ được cam kết trong hợp đồng với cơ quan chủ quản.

Tính ổn định

 • Có tính ổn định – lâu dài (nếu không thuộc diện bị tinh giản biên chế hay không tự nguyện nghỉ việc)

 • Hết hạn hợp đồng, nếu không được ký gia hạn, người lao động phải tìm việc làm mới.

Quá trình thăng tiến

 • Được thăng tiến đảm nhận vị trí cao hơn nếu đủ điều kiện và năng lực.

 • Được bổ nhiệm đảm nhận chức vụ trong tổ chức theo kết quả bầu cử nhiệm kỳ.

 • Được vào biên chế cơ quan nếu vị trí đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

biên chế là gì

Lao động làm việc theo biên chế hưởng nhiều chế độ hơn lao động hợp đồng


► Sẽ không còn chế độ “Biên chế suốt đời”?

 

Rất nhiều người mong muốn được vào biên chế để có công việc ổn định cho đến tuổi nghỉ hưu. Thế nhưng, theo Nghị quyết 26 được Ban chấp hành Trung Ương thông qua vào tháng 05/2018: sẽ áp dụng cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và tiến tới xóa bỏ chế độ “Biên chế suốt đời”.

Theo chủ trương đó, Chính phủ cũng đã ra Nghị quyết 132 (25/10/2018) giao cho Bộ Nội vụ thực hiện việc rà soát Luật, hướng xác định vị trí việc làm gắn với chức danh, chức vụ và dần tiến tới bỏ chế độ “công chức suốt đời.”

Trước khi chính sách bỏ chế độ biên chế suốt đời chính thức được ban hành trong thời gian tới, hiện nay – việc tinh giản biên chế cũng khiến nhiều vị trí công chức – viên chức không còn giữ được tính ổn định. Mục tiêu đến năm 2021 của chính phủ là giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015, cho nên người lao động làm việc theo biên chế thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ thuộc diện đối tượng bị tinh giản biên chế:

biên chế là gì


Với thông tin được Grabviec.vn chia sẻ trên đây chắc bạn đã không còn thắc mắc biên chế là gì? Được vào làm việc trong cơ quan Nhà nước là một điều tốt – tuy nhiên không nên chỉ vì “chân biên chế” mà bất chấp tất cả. Với một nền kinh tế mở -với rất nhiều cơ hội việc làm, chế độ đãi ngộ tốt nên người lao động trình độ nào cũng có thể dễ dàng tìm được một công việc cho mình. Nếu được tham gia bảo hiểm xã hội thì khi về hưu - người lao động cũng được hưởng lương hưu phục vụ cho các nhu cầu cuộc sống.

Ms. Việc dễ làm

⇒⇒⇒ Bạn xem chưa: Lương net là gì? 5 Điều người lao động cần biết về lương net