Nghiệp vụ là gì? Tìm hiểu tiêu chuẩn nghiệp vụ một số ngành nghề phổ biến nhất

“Chuyên môn của bạn là gì?”, “Bạn đã có nghiệp vụ gì chưa?”… là những câu hỏi NTD có thể hỏi ứng viên trong buổi phỏng vấn. Vậy nghiệp vụ là gì? Nghiệp vụ ảnh hưởng thế nào đến công việc? Cùng Grabviec.vn tìm hiểu điều này.

Bạn đã biết nghiệp vụ là gì? Tiêu chuẩn nghiệp vụ một số ngành nghề phổ biến ra sao?

 

Dù là ứng viên tìm việc hay nhân sự trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng sẽ ít nhất 1 lần nghe đến hai từ “nghiệp vụ”. Đây được xem là một trong những điểm cộng không nhỏ gây ấn tượng với NTD; đồng thời phục vụ tốt cho việc hoàn thành công việc trong thực tế. Vậy nghiệp vụ là gì?

 

Nghiệp vụ là gì?

 

Nghiệp vụ được hiểu là các kỹ năng, trình độ chuyên môn nhất định mà ứng viên/ nhân sự tại một vị trí nào đó nên có để hoàn thành tốt những nhiệm vụ công việc được giao. Người có nghiệp vụ giỏi thường thực hiện công việc với năng suất và chất lượng, hiệu quả cao hơn người có nghiệp vụ thấp. Do đó, trong một số trường hợp hay ngành nghề, nghiệp vụ còn là thước đo năng lực của mỗi nhân viên khi thực hiện công việc; làm căn cứ xét duyệt khen thưởng, tăng lương hay thăng chức.

Khi xin việc, người có nghiệp vụ giỏi sẽ được đánh giá cao hơn, do đó, xác suất nhận được việc cũng nhiều hơn người có nghiệp vụ thấp hoặc chưa có nghiệp vụ.

 

Tiêu chuẩn nghiệp vụ một số ngành nghề phổ biến hiện nay

 

♦ Nghiệp vụ ngân hàng

 

Dưới đây là một số nghiệp vụ cơ bản trong rất nhiều nghiệp vụ ngân hàng được diễn ra hàng ngày mà nhân viên cần phải thực hiện:

- Nghiệp vụ nhận tiền gửi từ khách hàng: thu - giữ tiền gửi của khách dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn hay tiền tiết kiệm…

- Nghiệp vụ tín dụng: thực hiện chi thành các nghiệp vụ theo mục đích, theo đầu tư bằng cách tham gia đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường và kiếm lợi nhuận từ đó

- Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại

- Nghiệp vụ chuyển tiền

- Nghiệp vụ mua bán hộ

- Nghiệp vụ ủy thác

- …

 


♦ Nghiệp vụ kế toán

 

Dưới đây là những nghiệp vụ cơ bản nhất và quan trọng nhất đối với ngành kế toán mà nhân viên kế toán cần thực hiện:

- Thu tiền của sản phẩm đã bán đi – cung cấp các dịch vụ nhập quỹ tiền mặt – tiến hành kê khai những khoản thuế cần nộp

- Lập những phiếu chi-thu, đơn hàng trong ngày khi có giao dịch với khách hàng

- Lưu giữ những sổ sách quan trọng

- Làm các sổ sách cần thiết – ghi chép và lập lại thành hồ sơ những giấy tờ quan trọng

- Ngoài ra, cần thành thạo kỹ năng tin học, sử dụng phần mềm chuyên dụng, giỏi tính toán, có trí nhớ tốt và chịu được áp lực công việc

- …

 


♦ Nghiệp vụ lễ tân

 

Bao gồm:

- Tiêu chuẩn đón tiếp khách

- Thực hiện thủ tục check-in, check-out

- Giao chìa khóa phòng, dẫn khách lên phòng

- Nghiệp vụ đổi tiền tệ cho khách

- Cập nhật thông tin phòng, khai báo tạm trú

- Tư vấn và bán dịch vụ

- Giải đáp thắc mắc, giải quyết phàn nàn cho khách

- Thực hiện thủ tục thanh toán

- …

 


♦ Nghiệp vụ Buồng phòng

 

- Quy trình dọn buồng, thao tác dọn giường, trải ga giường, sắp xếp chăn gối, bố trí các vật dụng gọn gàng

- Chuẩn bị và sử dụng các trang thiết bị, máy móc làm phòng, giặt là

- Phân loại và cách sử dụng hóa chất để vệ sinh buồng, giặt là

- Xử lý tình trạng phòng treo biển “Không làm phiền”; khách muốn đổi phòng…

- Nghiệp vụ Lost & Found xử lý đồ thất lạc, đồ khách bỏ quên

- …

 


♦ Nghiệp vụ phục vụ

 

Bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ dành cho nhân viên phục vụ nhà hàng, quán ăn sẽ bao gồm:

- Setup bàn ăn theo tiêu chuẩn nhà hàng

- Tiêu chuẩn đón tiếp khách hàng

- Tiếp nhận order từ khách hàng

- Giới thiệu, hướng dẫn và tư vấn chọn món cho khách hàng

- Phục vụ khách (đồ ăn và thức uống theo yêu cầu) trong suốt quá trình khách dùng bữa tại nhà hàng

- Kiểm tra chất lượng món trước khi phục vụ khách

- Nghiệp vụ Share thức ăn

- Nghiệp vụ điều chỉnh gạt tàn thuốc; dụng cụ ăn uống mới; dọn dẹp bàn ăn

- Tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng

- …

 


Với những chia sẻ chi tiết trên đây của Grabviec.vn, hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Nghiệp vụ là gì?”, cũng như tìm hiểu cụ thể tiêu chuẩn nghiệp vụ một số ngành nghề phổ biến hiện nay; từ đó, hoàn thiện kỹ năng và vốn hiểu biết của mình, tạo ấn tượng tốt với NTD khi phỏng vấn hoặc tăng sự hài lòng với cấp trên khi làm việc; tăng cơ hội ứng tuyển thành công, thăng tiến nhanh trong công việc.

Hồng Thy