Mẫu đơn sơ yếu lý lịch và 5 điều cần biết

 

Với bài viết được chia sẻ sau đây, Grabviec.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu những điều cần biết về mẫu đơn sơ yếu lý lịch.

 

mẫu đơn sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch là gì?

► Sơ yếu lý lịch là gì?

 

Sơ yếu lý lịch là bản kê khai những thông tin căn bản nhất của một cá nhân, bao gồm: tên tuổi, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, học vấn, thông tin nhân thân…


► Sơ yếu lý lịch được dùng làm gì?

 

Sơ yếu lý lịch thường được dùng để:

- Làm hồ sơ xin việc

- Làm hồ sơ nhập học

- Làm hồ sơ thi bằng lái xe

- Làm các thủ tục hành chính

- Làm thủ tục tố tụng…


► Mẫu đơn sơ yếu lý lịch

 

Hiện mẫu đơn sơ yếu lý lịch được bán và có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc. Dù sử dụng với các mục đích khác (không phải để phỏng vấn tìm việc) thì bạn cũng có thể ra cửa hàng văn phòng phẩm mua hồ sơ xin việc rồi lấy mẫu đơn sơ yếu lý lịch này dùng.

Hoặc bạn cũng có thể tải mẫu đơn sơ yếu lý lịch được Grabviec.vn chia sẻ tại đây để sử dụng.

mẫu đơn sơ yếu lý lịch

Nội dung phần đầu mẫu đơn sơ yếu lý lịch


► Cách điền mẫu đơn sơ yếu lý lịch

 

- Họ và tên: viết hoa họ tên thật theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu

- Giới tính Nam/ Nữ: ghi giới tính của bản thân

- Sinh năm: ghi đúng thông tin ngày tháng năm sinh theo Giấy khai sinh, CMND và sổ hộ khẩu

- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: ghi rõ số nhà – tên đường/ thôn, Phường/ Xã, Quận/ Huyện, Thành phố/ Tỉnh; nơi bạn đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật.

- Chứng minh nhân dân số: ghi dãy số gồm 9 số có trên CMND của bạn, nơi cấp – ngày cấp in trên CMT 

- Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: ghi tên - địa chỉ - số điện thoại của người thân trong gia đình (bố/ mẹ, vợ/ chồng, anh chị em…)

- Bí danh: ghi rõ bí danh sử dụng, nếu không có thì bỏ qua mục này

- Tên thường gọi: tên gọi ở nhà của bạn (nếu muốn điền vào)

- Nguyên quán: ghi theo nguyên quán trên CMND

- Nơi ở hiện tại: ghi cụ thể thông tin nơi bạn đang sinh sống – làm việc; số nhà/ đường phố - thôn, phường/ xã trực thuộc Quận/ Huyện/ Thị xã, Thành phố nào?

- Dân tộc: viết tên dân tộc của bạn (Kinh, Mường, Thái, Ê đê…)

- Tôn giáo: ghi tên tôn giáo bạn đang theo (Đạo Phật, đạo Thiên chúa,…), nếu không theo Tôn giáo nào thì điền “Không”

- Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: cố nông, bần nông, trung nông, công chức, viên chức, địa chủ…

- Thành phần bản thân hiện nay: công nhân, công chức, viên chức, bộ đội, nhà báo…

- Trình độ văn hóa: cấp học 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa

- Trình độ ngoại ngữ: ghi rõ ngôn ngữ và bằng cấp kèm theo (Tiếng Anh Toeic 700…)

- Thông tin ngày kết nạp Đảng/ Đoàn: ghi theo sổ Đoàn/ Đảng viên

- Tình trạng sức khỏe hiện nay: ghi theo kết quả xếp loại sức khỏe trong Giấy khám sức khỏe

- Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: ghi tên nghề nghiệp của bạn hoặc trình độ chuyên môn (Đại học – ngành)

- Cấp bậc: ghi cấp bậc công việc hiện tại đang đảm nhiệm (nhân viên, giám sát...)

- Lương chính hiện nay: ghi mức lương hiện hưởng

- Ngày nhập ngũ – xuất ngũ – lý do: ghi thông tin nếu có

Các mục thông tin về: Hoàn cảnh gia đình, Họ và tên anh chị em ruột, Quá trình hoạt động của bản thân, Khen thưởng và Kỷ luật ghi đúng theo thông tin nhân thân và của cá nhân bạn.


► Những điều cần lưu ý khi viết đơn sơ yếu lý lịch

 

- Cần viết đúng và rõ ràng các mục thông tin có trong mẫu đơn sơ yếu lý lịch

- Dùng thống nhất 1 màu mực (xanh hoặc đen), hạn chế tẩy xóa

- Nếu đánh máy thì dùng thống nhất 1 font chữ.

- Ảnh sử dụng dán trong sơ yếu lý lịch phải nghiêm túc, kích cỡ 4x6

Đơn sơ yếu lý lịch có giá trị pháp lý phải điền đầy đủ các mục thông tin cần thiết và được chính quyền địa phương (xã/ phường) hoặc phòng công chứng chứng nhận. Với nội dung chia sẻ trên đây mong rằng đã giúp bạn nắm được những thông tin cần thiết liên quan đến mẫu đơn sơ yếu lý lịch. Nhớ tiếp tục theo dõi các bài viết hữu ích từ Grabviec.vn bạn nhé!

Ms. Việc dễ làm