Mẫu checklist công việc xây dựng khâu đổ bê tông dầm sàn

Công việc xây dựng đòi hỏi rất nhiều yếu tố cả về con người lẫn kỹ thuật, nguyên vật liệu. Mỗi công đoạn sẽ có các biện pháp thi công khác nhau để có được chất lượng công trình tốt nhất, bên cạnh đó phải tạo các checklist cho từng công đoạn. Bài viết hôm nay của Grabviec.vn sẽ giới thiệu đến các bạn mẫu checklist công việc xây dựng khâu đổ bê tông dầm sàn.

 Mẫu checklist công việc xây dựng

Mỗi ngành nghề sẽ có các bảng checklist khác nhau tùy vào mục đích công việc

Rất nhiều công ty, doanh  nghiệp cho rằng việc sử dụng checklist là một điều rất cần thiết nhằm theo dõi các bộ phận; giúp cho công việc được vận hành, quản lý một cách hiệu quả nhất. Mỗi ngành nghề sẽ có các bảng checklist khác nhau tùy vào tính chất công việc cũng như yêu cầu đặt ra. Vậy đâu là mẫu checklist công việc xây dựng khâu đổ bê tông dầm sàn?

 

Mục đích, vai trò của checklist

Mẫu checklist công việc xây dựng

Checklist đóng vai trò quan trọng trong công việc

Không phải ngẫu nhiên mà checklist lại được nhiều người sử dụng phổ biến như vậy, nó đem đến cho người dùng những lợi ích nhất định:

- Đối với những người quản lý họ có thể đánh giá tổng thể tất cả công việc của các bộ phận hoạt động như thế nào thông qua bảng checklist hằng ngày. Từ đó có thể dễ dàng phát hiện ra sự sai sót từ một bộ phận nào đó để có thể dễ dàng khắc phục, đánh giá năng lực của bộ phận đó. Việc này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong công tác quản lý, giám sát tạo được sự hiệu quả trong quá trình vận hành.

- Đối với nhân viên: Việc sử dụng checklist giúp ghi nhớ những công việc mà mình cần phải làm hằng ngày , từ đó kiểm soát được thời gian để có thể sắp xếp, bố trí công việc một cách khoa học, hợp lý đảm bảo đúng tiến độ. Nhờ đó có thể hoàn thành được số lượng lớn công việc đề ra.

 

Các công đoạn trong quá trình xây dựng nhà ở

Mẫu checklist công việc xây dựng

Bạn có biết những công đoạn để hoàn thành một ngôi nhà

Chuẩn bị mặt bằng

- Phá dỡ nhà cũ

- Tập kết nguyên vật liệu (nếu không có mặt bằng có thể gửi lại tại kho của nhà cung cấp và gọi hàng theo đợt).

- Làm hàng rào che chắn, vách ngăn và bạt phủ cho công trình, đảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản xung quanh

- Chuẩn bị nguồn điện và nước sẵn sàng cho thi công.

Tiến hành xây dựng

+ Phần ngầm và xây thô

- Động thổ, đào móng; đóng cọc tre, cọc gỗ hoặc ép cọc bê tông

- Làm phần móng, hầm nhà, đường cống thoát nước, bể phốt và các công trình ngầm

- Làm khung nhà, làm sắt thép, đổ bê tông cột dầm sàn

- Xây thô và chèn đường ống điện nước, internet và chèn khuôn cửa

+ Hoàn thiện

- Trát ngoài, trát trong

- Lát nền, đóng trần

- Lắp đặt cửa chính, các thiết bị bếp, nhà vệ sinh..

- Chống thấm, sơn nước

- Lắp các thiết bị đèn, máy lạnh…

- Rà soát lần cuối, chỉnh sửa các lỗi sai sót

- Vệ sinh công trình, hoàn thiện nhà

 

Mẫu checklist công việc xây dựng khâu đổ bê tông dầm sàn

mau-checklist-cong-viec-xay-dung-04.jpg

Cần lên kế hoạch cụ thể để có thể thực hiện tốt công đoạn đổ bê tông sàn

Công việc xây dựng là ngành nghề đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ sức khỏe, kỹ năng cho đến sự chuẩn bị đầy đủ các khâu để có thể vận hành một cách nhanh chóng. Trong đó có thể chia ra làm các công đoạn, mỗi công đoạn sẽ có những checklist khác nhau nhằm phù hợp với yêu cầu thực tế cũng như tiến độ công việc.

Mẫu checklist công việc xây dựng khâu đổ bê tông dầm sàn phải liệt kê được các yếu tố quan trọng của quá trình thực hiện, chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu cũng như đảm bảo được an toàn trong quá trình thi công.

 

Thứ tự
 
Công việc Yes No Ghi chú

1

Công tác chuẩn bị
 

– Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, máy móc và tính toán số lượng nhân công

Chọn thời gian đổ bê tông hợp lý tùy vào mức độ cũng như khối lượng.

- Thực hiện công tác chuẩn bị mặt bằng cho đổ bê tông

– Thực hiện các bước chuẩn bị để đảm bảo an toàn lao động như giăng lưới, bạt… đây là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo việc thi công được diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn tính mạng cũng như giữ gìn tài sản.

– Làm sạch cốp pha cũng như cốt thép trước khi đổ bê tông.
 
     
 
2

Công tác kiểm tra

 

     

- Kiểm tra độ đảm bảo của cốp pha: chắc chắn, kín thít, chống mất nước khi đổ bê tông. Bên cạnh đó cần xác định được vị trí đặt cốp pha một cách hợp lý.

- Cốp pha cột: phải đảm bảo là cốp pha cột được neo, chống một cách chắc chắn, không bị nghiêng hay xô lệch làm ảnh hưởng đến chất lượng chung công trình, giữ chắc trong quá trình đổ bê tông.

- Cốp pha dầm: Yêu cầu phải thẳng và không cong vênh, xác định cao độ đáy dầm hợp lý.

- Cốp pha sàn: Kiểm tra độ đàn hồi của mặt cốp pha, độ võng cũng như sức bền, xác định độ cao đáy sàn ở nhiều vị trí khác nhau.

 
     
3

Quy trình đổ bê tông cột

 

   

 

 

 

 

 

 

- Chiều cao rơi tự do của bê tông (là khoảng cách từ miệng ống đổ bê tông tới mặt đáy cần đổ bê tông) và không quá 1,5 – 2m để tránh phân tầng bê tông.

- Trình tự đổ bê tông là: đổ từ xa tới gần, từ trong ra ngoài, và từ vị trí thấp hơn đến vị trí cao hơn. Hơn thế nữa là đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm luôn lớp đấy.

- Cần dùng loại đầm thích hợp cho từng loại kết cấu bê tông như: đầm dùi cho cột và dầm, đầm bàn cho sàn.

- Nên đổ bê tông liên tục trong suốt quá trình, không tự tiện dừng lại tránh gây ra những trục trặc không đáng có trong quá trình đổ bê tông. Không đổ bê tông trong thời tiết mưa, ẩm.

- Bê tông cột có chiều cao < 5m và tường thường có chiều cao <3m  thì nên đổ bê tông liên tục

 

– Thiết lập đường dẫn bê tông thông qua cửa đổ và máng đổ

– Thiết lập chiều cao rơi tự do cho bê tông không quá 2m

– Xác định độ dày bê tông khi đầm trong khoảng 30 - 50cm, sử dụng đầm dùi theo phương thẳng đứng với thời gian đầm khoảng 20-40s

– Khi đổ đến các kết cấu cửa thì bịt cửa lại là tiếp tục đổ phần trên.

– Đổ một lớp vữa xi măng dày khoảng 10 -20cm trước khi đổ cột nhằm tránh lớp dưới cột bị rỗ do các cốt liệu to ứ đọng lại

   
4

Quy trình đổ bê tông dầm

 

   

– Tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn, chiều cao không vượt quá 50cm cùng với phương thức đổ theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, khi đạt đến cao độ dầm rồi mới tiếp tục các đoạn kế tiếp.

– Khi đổ bê tông dầm theo khối lưu ý khi đổ cột đến cách đáy dầm khoảng 3 - 5cm thì ta nên dừng lại 1 - 2h để bê tông có đủ thời gian co ngót rồi sau đó mới tiến hành đổ 

   
5

Quy trình đổ bê tông sàn

 

   

– Độ dày sàn thường từ 8 - 10cm, về kỹ thuật không yêu cầu phải chống thấm và chống nóng như bê tông mái. Tiến hành đổ theo phương thức giật lùi và thành lớp để không gây nên hiện tượng phân tầng trong quá trình thi công.

– Chia mặt sàn thành từng dãy có chiều rộng 1 - 2m rồi đổ từ dãy này sang dãy khác. Đổ bê tông dầm cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 - 10cm thì tiếp tục đổ sàn. Sử dụng đầm lùi để bê tông được gắn dính.

– Vị trí khối bê tông đổ phải thấp hơn các máng đổ bê tông tới,  đường vận chuyển phải cao hơn kết cấu công trình. Tránh nước đọng ở hai đầu cốp pha và góc cốp pha.

   
6

Dọn dẹp lại khu vực đổ bê tông

 

     
7

Nghiệm thu sơ bộ toàn bộ mặt sàn sau khi đổ

 

     
8

Tiến hành rào, chắn ngăn người và động vật vào khu vực sàn mới đổ

 

     


Hi vọng thông qua bài viết của Grabviec.vn sẽ giúp các bạn biết thêm các công đoạn trong quá trình xây nhà cũng như mẫu checklist công việc xây dựng khâu đổ bê tông dầm sàn. Việc này liên quan rất lớn đến kết cấu công trình cũng như đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật cho nên tạo các checklist công việc là rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng của ngôi nhà.

Thứ