10 Điều cần có trong mẫu nội quy bếp nhà hàng – khách sạn

 

Để bộ phận bếp trong nhà hàng hoạt động hiệu quả - trơn tru và có kỷ luật – không thể thiếu nội quy làm việc. Hãy cùng GrabViec.vn tìm hiểu những điều không thể thiếu trong mẫu nội quy bếp nhà hàng – khách sạn.

 

nội quy bếp

Nội quy bếp trong nhà hàng, khách sạn thường có những quy định gì?

 

► Mẫu nội quy bếp nhà hàng – khách sạn

 

Mỗi nhà hàng – khách sạn sẽ có một mẫu nội quy riêng áp dụng cho bộ phận bếp tùy theo yêu cầu của từng môi trường làm việc cụ thể. Dưới đây, GrabViec.vn xin chia sẻ một mẫu nội quy bếp để các bạn tham khảo:

NỘI QUY BẾP

1 - Tuân thủ tuyệt đối quy định trong Nội quy lao động chung của nhà hàng.

2 - Chấp hành các quy định về vệ sinh cá nhân và vệ sinh trong công việc.

3 - Thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tiêu chuẩn của bộ phận bếp.

4 - Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng thực phẩm – nguyên vật liệu của nhà hàng với mục đích cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào.

5 - Từng vị trí công việc trong bếp phải có trách nhiệm với tài sản của nhà hàng: thực hiện đúng quy trình vận hành máy móc – thiết bị, có ý thức bảo vệ - bảo quản các vật dụng phục vụ công việc…

6 - Thường xuyên kiểm tra hệ thống gas – điện – nước, đảm bảo sử dụng hiệu quả - an toàn – tiết kiệm.

7 - Nêu cao tinh thần tự giác – trung thực – hết lòng trong công việc.

8 - Mỗi vị trí công việc trong nhà bếp thực hiện việc đóng góp ý kiến mang tính chất xây dựng và hỗ trợ nhau khi cần thiết để công việc đạt hiệu quả tốt hơn.

9 - Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi làm việc tại nhà bếp.

10 - Thực hiện đúng các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy, nắm vững quy trình xử lý khi có cháy nổ xảy ra.

 

► Những quy định làm việc cụ thể tại bộ phận bếp nhà hàng – khách sạn

 

Ngoài nội quy bếp trên thì bộ phận nhà bếp trong các nhà hàng – khách sạn còn có những quy định cụ thể:

- Trước khi vào ca:

+ Có mặt trước giờ vào ca 10 – 15 phút.

+ Mặc đồng phục đúng quy định, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

+ Bếp trưởng – Bếp phó/ Đầu bếp đảm nhận vai trò trưởng ca có nhiệm vụ kiểm tra các điều kiện làm việc, phân công công việc cho nhân viên vào đầu mỗi ca làm việc.

+ Nhân viên phải tuân thủ các yêu cầu, mệnh lệnh của cấp trên.

+ Cá nhân/ nhóm được giao nhiệm vụ cần chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, vật dụng, nguyên vật liệu cần thiết… và nắm chính xác các thông tin: số lượng món ăn, khẩu phần ăn, giờ phục vụ…

 

nội quy bếp

Vào đầu ca làm việc, Bếp trưởng sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên bếp


- Vào ca làm việc:

+ Kiểm tra chất lượng – số lượng nguyên vật liệu, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Chuẩn bị đầy đủ nguyên – vật liệu cần thiết theo yêu cầu thực đơn trong ngày.

+ Thực hiện đúng các công thức chế biến món ăn theo quy định của nhà hàng.

+ Sử dụng dụng cụ chế biến sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn vệ sinh.

+ Đảm bảo số lượng – chất lượng món ăn trong thời gian quy định.

+ Giữ vệ sinh khu vực làm việc, làm xong tới đâu – dọn tới đó.

+ Bảo quản thực phẩm, đồ ăn, đồ dùng đúng quy trình.

+ Không để người lạ, người không có phận sự vào khu vực làm việc của bộ phận bếp, đảm bảo trật tự trong quá trình làm việc.

+ Mọi yêu cầu từ khách, từ các bộ phận khác trong nhà hàng – phải tùy vào quyền hạn giải quyết hoặc báo cáo với cấp trên.


- Giao ca, kết thúc ca làm việc: 

+ Bàn giao công việc thực hiện dang dở cho nhân viên ca sau phụ trách.

+ Thu gom và phân loại rác thải theo quy định.

+ Kết thúc ca làm việc: vệ sinh toàn bộ khu vực bếp phụ trách sạch sẽ, khóa chốt gas – nước, tắt điện; kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị bảo quản thực phẩm.


Trên đây là mẫu nội quy bếp trong nhà hàng – khách sạn cũng như những quy định làm việc cụ thể trước – trong và cuối ca làm việc của bộ phận bếp. Mong rằng những thông tin tham khảo trên đây sẽ hữu ích với bạn.

Ms. Việc dễ làm