Tạp vụ là gì? Công việc của tạp vụ ra sao?

“Tuyển tạp vụ” hay “tìm việc nhân viên tạp vụ” là các cụm từ xuất hiện nhiều và thường xuyên trên các tin tuyển dụng của Grabviec.vn. Vậy tạp vụ là gì? Tạp vụ làm việc ở đâu? Công việc của tạp vụ thế nào? Mức lương ra sao?... Tất cả thắc mắc này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

tạp vụ là gì

Bạn có biết tạp vụ là gì? Công việc của tạp vụ ra sao?

 

Tạp vụ là một trong những công việc phổ thông phổ biến hiện nay, được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn theo làm bởi yêu cầu công việc đơn giản, không cần bằng cấp hay kinh nghiệm, mức lương khá ổn, đa dạng môi trường làm việc... Vậy tạp vụ là gì?

Tạp vụ là gì?

Tạp vụ, nhân viên tạp vụ hay nhân viên vệ sinh là tên gọi chỉ những người được thuê làm công tác vệ sinh tại cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức hoặc nhà riêng, đảm bảo sự sạch sẽ, ngăn nắp và thơm tho cho toàn bộ không gian/ khu vực phụ trách làm việc.

Tùy môi trường làm việc cụ thể sẽ quy định số lượng nhân viên tạp vụ, cơ cấu tổ chức của bộ phận hay khối lượng công việc cần làm tương ứng trong ca. Đây là vị trí công việc không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức hay hộ gia đình có điều kiện và nhu cầu.

Tạp vụ thường làm việc ở đâu?

Gần như mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hay nhà riêng có nhu cầu đều cần thuê tạp vụ. Môi trường làm việc thường tuyển nhân viên tạp vụ/ vệ sinh như:

+ Văn phòng công ty

+ Nhà hàng

+ Khách sạn

+ Quán cafe/ trà sữa/ ăn vặt

+ Quán karaoke

+ Bệnh viện

+ Trường học

+ Hộ gia đình

+ ...

Tạp vụ có thể làm việc theo giờ hoặc full ca tùy vào nhu cầu và thỏa thuận giữa 2 bên: người lao động và người sử dụng lao động.

tạp vụ là gì

Nhân viên tạp vụ có đa dạng môi trường làm việc như khách sạn, nhà hàng, văn phòng, bệnh viện, nhà riêng...

Mô tả công việc nhân viên tạp vụ

Tùy quy định, quy mô và khối lượng công việc cần làm tại từng môi trường làm việc mà quy định nhiệm vụ của tạp vụ tương ứng. Tuy nhiên, nhìn chung, công việc của nhân viên tạp vụ thường bao gồm:

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Làm vệ sinh khu vực được phân công vào đầu ca

 - Nhận phân công khu vực làm việc vào đầu ca từ Tổ trưởng/ người phụ trách/ hoặc chủ nhà

 - Chuẩn bị đầy đủ vật dụng, thiết bị, công cụ phục vụ cho công việc và di chuyển chúng đến vị trí thích hợp để làm vệ sinh

 - Đặt biển báo để lưu ý khách hàng và nhân viên hoặc người nào khác cần cẩn thận khi đi qua khu vực này

 - Sắp xếp các vật dụng, đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định - lau chùi sạch sẽ nếu bám bẩn

 - Sử dụng chổi hoặc máy móc chuyên dụng để quét/ hút sạch bụi trên bề mặt tại khu vực phụ trách, thường là sàn, khu vực sảnh, hành lang, cầu thang hay thảm...

 - Tiến hành pha hóa chất vệ sinh theo tỉ lệ tương ứng với nước rồi dùng cây lau nhà lau sạch mọi bề mặt vừa quét/ hút bụi xong

 - Đảm bảo không gian được làm sạch, khô, thoáng và ngăn nắp, thơm tho

Làm sạch khu vực nhà vệ sinh

 - Thu gom rác trong sọt và xung quanh trước khi tiến hành làm vệ sinh toilet

 - Sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh bồn cầu - vòi xịt - tường - đồ đựng giấy - cửa... đảm bảo mọi thứ đều phải sạch sẽ và thơm tho

 - Tiến hành thay mới giấy, sọt đựng rác và đặt bình tinh dầu tạo mùi (nếu có) vào đúng vị trí quy định

 - Dùng hóa chất chuyên dụng để lau sạch kính, bệ và vòi rửa

 - Kiểm tra và bổ sung xà phòng rửa tay (nếu hết), khăn lau tay sạch hoặc chất lượng hoạt động của máy sấy khô tay

 - Dùng chổi hoặc máy chuyên dụng để quét/ hút sạch bụi rồi lau sàn sạch sẽ bằng cây lau nhà

Kiểm tra và làm sạch khu vực phụ trách

 - Thường xuyên kiểm tra để kịp thời làm sạch khu vực làm việc/ phục vụ khách/ toilet khi cần, đảm bảo không gian luôn được sạch sẽ, đạt yêu cầu

 - Hỗ trợ nhân viên khác hoặc chủ nhà làm những công việc liên quan khi được yêu cầu

 - Tiến hành lau sàn và toàn bộ không gian phụ trách vào cuối ca

 - Thu gom và phân loại rác bẩn, tiến hành xử lý đúng quy định

 - Thu dọn dụng cụ làm việc, kiểm tra chất lượng và số lượng đảm bảo rồi cất vào kho hoặc để đúng nơi quy định

 - Kiểm tra tình trạng vệ sinh lần cuối - báo cáo công việc cho chủ nhà hoặc bàn giao ca, báo cáo công việc cho Tổ trưởng - kết thúc ca làm việc.

Vệ sinh và bảo quản đồ dùng làm việc

 - Nhận và chịu trách nhiệm về số đồ dùng vệ sinh được giao cả về số lượng lẫn chất lượng

 - Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh sạch sẽ mọi vật dụng, máy móc, thiết bị, công cụ đảm bảo chúng phát huy tối đa công dụng - kịp thời phát hiện hư hỏng hay mất mát để báo ngay cho người liên quan xử lý

 - Sắp xếp đồ dùng gọn gàng, đúng nơi quy định, bảo quản đúng cách

 - Đề xuất mua mới những đồ dùng cần thiết phục vụ công việc khi cần

Các công việc khác

 - Định kỳ tiến hành làm vệ sinh các khu vực/ vị trí không thường xuyên như vệ sinh cửa kính ở trên cao, xử lý mạng nhện trên trần nhà, lau lá cây/ bóng đèn...

 - Tham gia các buổi hướng dẫn sử dụng máy móc mới, đào tạo nghiệp vụ nếu có

 - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc

 - Thực hiện các công việc khác khi được phân công

 

tạp vụ là gì

Những vật dụng, đồ dùng làm việc của tạp vụ

Mức lương nhân viên tạp vụ

Thống kê từ các tin tuyển dụng nhân viên tạp vụ trên Grabviec.vn thì tùy thuộc vào môi trường làm việc, tính chất công việc, quy mô hay kinh nghiệm, hiệu suất làm việc cụ thể mà quyết định mức lương tương ứng cho vị trí này. Trung bình, mức lương nhân viên tạp vụ có thể nhận được dao động trong khoảng từ 4-8 triệu đồng/ tháng, chưa kể các khoản tip, thưởng, chế độ phụ cấp, trợ cấp thêm (nếu có)

Ứng viên xin làm tạp vụ cần có sức khỏe tốt, chăm chỉ, thật thà, cẩn thận, sạch sẽ, khéo léo và tỉ mỉ...


Trên đây là định nghĩa tạp vụ là gì, công việc tạp vụ thế nào và một số thông tin liên quan khác - hy vọng sẽ hữu ích với bạn.