Cách tính Bảo hiểm xã hội 1 lần và 6 điều người lao động nhất định phải biết

Gần như mọi người lao động hiện nay đều tham gia đóng bảo hiểm xã hội (bắt buộc hay tự nguyện) để được hưởng các quyền lợi theo Luật, nhất là lương hưu. Tuy nhiên, vì một số lý do không mong muốn hoặc người lao động có nhu cầu thì được xét hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Vậy cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần trong trường hợp này ra sao? Luật quy định chi tiết thế nào? Cùng Grabviec.vn tìm hiểu nhé!

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Bạn đã biết cách tính BHXH 1 lần và các quy định liên quan?

NLĐ được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi nào?

Thay vì đóng BHXH đủ số năm quy định để được hưởng lương hưu thì một số người tham gia có nhu cầu được xét hưởng BHXH 1 lần.

Người tham gia BHXH sẽ được hưởng BHXH 1 lần nếu thuộc 1 trong 6 trường hợp sau đây:

+ Có đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu và không tiếp tục đóng nữa;

+ Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ hoạt động chuyên trách hay không chuyên trách tại xã/ phường/ thị trấn;

+ Phải ra nước ngoài định cư;

+ Tham gia BHXH bắt buộc nhưng không đóng sau 1 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện nhưng không tiếp tục đóng từ 1 năm và vẫn chưa đủ 20 năm đóng BHXH;

+ Người bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, xơ gan cổ chướng, phong, bại liệt, lao nặng, AIDS và một số bệnh nặng khác được Bộ Y tế quy định;

+ Công an, bộ đội phục viên, xuất ngũ hay thôi việc nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu.


Cách tính Bảo hiểm xã hội 1 lần

Mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần của mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào thời gian tham gia BHXHmức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng (Mbqtl). Trong đó, quy định hệ số hưởng khác nhau với trường hợp tham gia BHXH trước năm 2014 và tham gia từ năm 2014 trở đi. Cụ thể:

+ Mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần trước năm 2014 = Hệ số hưởng 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước năm 2014;

+ Mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần từ năm 2014 trở đi = Hệ số hưởng 2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.

Như vậy, mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần sẽ được tính theo công thức chung là:

Mức hưởng BHXH 1 lần = ( 1,5 x Mứcbqtl x Năm đóng BHXH trước 2014) + ( 2 x Mứcbqtl x Năm đóng BHXH từ 2014 trở đi)

Trong đó:

* Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

+ Đối với người tham gia có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định

Công thức:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của (X) năm cuối trước khi nghỉ việc : (X năm tương ứng x 12 tháng)

Cụ thể:

- Nếu tham gia BHXH trước 1/1/1995:

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

- Nếu tham gia BHXH từ 1/1/1995 đến 31/12/2000:

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

- Nếu tham gia BHXH từ 1/1/2001 đến 31/12/2006:

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

- Nếu tham gia BHXH từ 1/1/2007 đến 31/12/ 2015:

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

- Nếu tham gia BHXH từ 1/1/2016 đến 31/12/2019:

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

- Nếu tham gia BHXH từ 1/1/2020 đến 31/12/2024:

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

- Nếu tham gia BHXH từ 1/1/2025 trở đi:

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

+ Đối với người tham gia có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

+ Đối với người tham gia có thời gian đóng BHXH cho cả 2 chế độ tiền lương trên đây

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần


* Cách tính thời gian tham gia đóng BHXH:

+ Được tính theo số năm, bao gồm tham gia BHXH trước năm 2014 và tham gia từ năm 2014 trở đi;

+ Nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ từ 1 đến dưới 7 tháng thì được tính là nửa năm; từ 7 dưới 12 tháng thì được tính là 1 năm.


* Lưu ý:

+ Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH 1 lần bằng số tiền đã đóng nhưng tối đa là 2 tháng mức bình quân tiền lương;

+ Mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần không bao gồm số tiền nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo;

+ Người tham gia sẽ được xét hưởng BHXH 1 lần sau 12 tháng ngừng đóng BHXH và mức hưởng sẽ bằng 1,5 tháng lương bình quân đóng BHXH cho mỗi năm;

+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, tuy nhiên, cả người lao động và người sử dụng lao động đều không cần đóng BHXH.

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Tùy vào thời gian tham gia BHXH và mức tiền lương đóng BHXH mà mức hưởng trợ cấp BHXH 1 lần của mỗi người tham gia là khác nhau


Ví dụ cụ thể và cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần tương ứng

* Ví dụ 1: Anh A làm cho công ty tư nhân tại Đà Nẵng và có tham gia BHXH từ tháng 1/2010. Tháng 8/2016 anh A xin nghỉ việc. Đến tháng 11/2019 anh A muốn nhận tiền BHXH 1 lần và muốn biết mức hưởng là bao nhiêu?

Biết rằng, thời gian đóng BHXH của anh A cụ thể như sau:

+ Tháng 1/2010 đến tháng 12/2010, mức lương đóng BHXH là: 3.200.000đ

+ Tháng 1/2011 đến tháng 12/2011, mức lương đóng BHXH là: 3.500.000đ

+ Tháng 1/2012 đến tháng 9/2012, mức lương đóng BHXH là: 4.000.000đ

+ Tháng 10/2012 đến tháng 12/2013, mức lương đóng BHXH là: 4.500.000đ

+ Tháng 1/2014 đến tháng 12/2014, mức lương đóng BHXH là: 5.000.000đ

+ Tháng 1/2015 đến tháng 8/2016, mức lương đóng BHXH là: 5.500.000đ

Cách tính cụ thể:

+ Tổng số tiền lương đóng BHXH của các tháng = (3.200.000 x 12) + (3.500.000 x 12) + (4.000.000 x 9) + (4.500.000 x 15) + (5.000.000 x 12) + (5.500.000 x 20) = 353.900.000đ

+ Tổng thời gian đóng BHXH = 6 năm 8 tháng = 80 tháng

+ Mbqtl = 353.900.000 : 80 = 4.424.000đ

+ Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x 4.424.000 x 4) + (2 x 4.424.000 x 3) = 53.088.000đ


* Ví dụ 2: Chị B tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định với các mức đóng như sau:

+ Từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2005, mức lương đóng BHXH là: 3.000.000đ

+ Từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2010, mức lương đóng BHXH là: 3.500.000đ

+ Từ tháng 1/2011 đến 12/2017, mức lương đóng BHXH là 4.000.000đ

+ Từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2018, mức lương đóng BHXH là 4.200.000đ

Tháng 1/2019, chị B xin nghỉ việc và có nguyện vọng xin hưởng trợ cấp BHXH 1 lần.

Khi đó, cách tính như sau:

+ Mbqtl = [(4.200.000 x 12 tháng) + ( 4.000.000 x 5 x 12 tháng)] : (6 x 12 tháng) = 4.033.000đ

+ Từ 1/2000 đến 12/2013, chị B có 14 năm đóng BHXH - Từ 1/2014 đến 12/2018, chị B có 5 năm đóng BHXH

Như vậy, mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x 4.033.000 x 14) + (2 x 4.033.000 x 5) = 125.023.000đ


Hồ sơ hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần gồm những gì?

Người tham gia muốn được xét hưởng BHXH 1 lần cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ gồm:

- Sổ BHXH

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH 1 lần (theo mẫu)

- CMND và sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin

- Quyết định nghỉ việc, thôi việc, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động nếu đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH

- Trường hợp người xin hưởng BHXH 1 lần ra nước ngoài định cư thì phải có:

+ Giấy xác nhận thôi quốc tịch Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền

+ Bản dịch tiếng Việt có chứng thực của 1 trong các loại giấy tờ như: hộ chiếu; thị thực có xác nhận cho phép nhập cảnh với lý do định cư; giấy xác nhận đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, giấy xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của cơ quan có thẩm quyền cấp

- Trường hợp người tham gia xin hưởng BHXH 1 lần bị mắt bệnh nguy hiểm đến tính mạng thì cần có trích sao hồ sơ bệnh án tương ứng

- Trường hợp là phục viên, xuất ngũ, thôi việc nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì cần có quyết định phục viên, xuất ngũ


Nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp BHXH 1 lần ở đâu?

Người tham gia BHXH có nhu cầu xin hưởng trợ cấp BHXH 1 lần mang hồ sơ đến nộp tại cơ quan BHXH quận/ huyện tại nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú theo quy định


Thời gian giải quyết hồ sơ xin hưởng BHXH 1 lần

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH quận/ huyện nhận đủ hồ sơ theo quy định thì sẽ tiến hành giải quyết và tổ chức chi trả mức hưởng bảo hiểm tương ứng cho người tham gia.

cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Người tham gia hoàn thành đủ và đúng hồ sơ sẽ được giải quyết và chi trả mức hường BHXH 1 lần tương ứng sau 10 ngày


Bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ và quyền lợi được người lao động đặc biệt quan tâm, đảm bảo chính sách an sinh xã hội lâu dài, nhất là khi hết tuổi lao động, về hưu. Do đó, nếu không thực sự cần thiết, người tham gia không nên xin hưởng BHXH 1 lần mà nên tiếp tục đóng để được hưởng các chế độ khác theo luật.

Hồng Thy